Home Đồ họa Mobile Phim ảnh Games Soft Học tập Driver Thư giãn Thư viện

 

Nhận chụp ảnh, quay phim cưới hỏi, sinh nhật, đám tiệc..., tạo album ảnh & CD & DVD kỹ niệm, album nhạc...,

@ đội ngủ nhà nghề với công nghệ studio kỹ thuật số hiện đại@

  @Phone: 03.460.460.22

Nhận : @ Dựng phim @ Phục hồi ảnh cũ @ Cài đặt máy vi tính

Hướng dẫn: @Dựng phim @ Corel @ Photoshop @ Guitar căn bản với Encore @Ra ảnh dựng phim cho máy chụp hình, máy quay phim Kỹ thuật số,các loại camera... máy điện thoại di động

 

Trang chủ Đàn Bến Tre Tân Nam Xương.

Thịt heo siêu nạt


Nếu thịt lợn có chứa chất kích thích tăng trưởng là Clenbuterol và Salbutamol, ăn vào sẽ bị ảnh hưởng sức khỏe. Clenbuterol và Salbutamol được dùng trong y học có tác dụng làm giãn phế quản, giãn cơ trơn cuống phổi, điều khiển các chất dinh dưỡng...
Chất Clenbuterol, Salbutamol tồn dư trong thịt lợn bao nhiêu sẽ vào cơ thể người tiêu dùng bấy nhiêu, gây ra ung thư, nhược cơ, tổn hại hệ thần kinh.

Trong khi người dân đang hoang mang vì chưa biết thịt lợn siêu nạc ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào, phân biệt thịt lợn bẩn và sạch ra sao, chính TS. Nguyễn Thị Minh, người tham gia dự án Xây dựng và kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ NN và PTNT đồng thời là một người nội trợ cũng bó tay khi phân biệt chính xác chúng.

"Không thể nhận biết được thịt lợn sạch hay thịt lợn có chứa thuốc tăng trọng và kháng sinh ở ngoài chợ vì không có một chứng nhận nào từ người bán thịt ngoài chợ chứng mình đây là lợn sạch, thì từ khâu nuôi đến khâu mổ thịt và bán đều đúng theo quy trình do các cơ quan chức năng ban hành", bà Minh cho biết.

Quản lý thị trường Đồng Nai kiểm tra phát hiện thức ăn gia súc có thành phần chất tạo nạc tại Cty Thiên Hưng Phát
Những bao cám này bị trộn chất kích thích tăng trưởng là Clenbuterol và Salbutamol thì sẽ trở thành chất độc cho cả lợn và người tiêu dùng.
Nếu thịt lợn có chứa chất kích thích tăng trưởng là Clenbuterol và Salbutamol, ăn vào sẽ bị ảnh hưởng sức khỏe. Clenbuterol và Salbutamol được dùng trong y học có tác dụng làm giãn phế quản, giãn cơ trơn cuống phổi, điều khiển các chất dinh dưỡng hướng tới mô cơ, tăng quá trình sinh tổng hợp protein để tích lũy nạc và giảm mỡ trong cơ thể.

Clenbuterol trộn vào thức ăn gia súc nhằm tạo ra vật nuôi siêu nạc, mau lớn. Clenbuterol có tác dụng đẩy nhanh quá trình đốt cháy mỡ, tăng cường phát triển cơ bắp nhưng dùng quá liều sẽ khiến cơ thể mang bệnh và có thể dẫn đến tử vong.

Khi lợn được cho ăn các chất trên sẽ siêu nạc, tiêu lượng mỡ và nếu không bán nhanh heo sẽ chết trong vòng không tới nửa tháng. Do vậy, thường người ta chỉ cho dùng các chất trên khi lợn gần đến ngày xuất chuồng.

Như vậy, khi người tiêu dùng ăn phải thịt lợn này sẽ ăn luôn hàm lượng hormone và kháng sinh tồn dư trong thịt lợn. Nhưng sự chưa tiêu hóa hết của các chất này trong thịt lợn sẽ gây những rối loạn chức năng tim và phổi như tim đập nhanh, tăng huyết áp, phù nề, liệt cơ, run cơ, đau đầu, buồn nôn... cho người sử dụng.

Chất Clenbuterol và Salbutamol thuộc họ Beta - agonist là một trong những chất dùng trong chăn nuôi. Với thuốc Salbutamol được dùng ở người, các chuyên gia khuyến cáo phải thận trọng khi dùng cho người đang có bệnh tim mạch như tăng huyết áp, bệnh tiểu đường và phụ nữ đang mang thai.

Salbutamol có thể gây nhược cơ, làm giảm vận động của cơ, khớp, khiến cơ thể phát triển không bình thường. Khi ăn thịt lợn có Salbutamol cũng có tác dụng giống như khi uống thuốc này. Lượng Salbutamol còn tồn dư trong thịt bao nhiêu sẽ được cơ thể người hấp thu bấy nhiêu. Còn Clenbuterol là chất độc giúp tăng trọng gia súc, nguy hiểm đối với sức khoẻ con người.

Đây là hoạt chất kích thích tuyến thượng thận, điều tiết sinh trưởng động vật, thúc đẩy quá trình phát triển cơ bắp, làm tăng lượng thịt nạc và đẩy nhanh việc phân giải mỡ, giảm tối đa lượng mỡ hình thành trong cơ thể, chỉ để lại một lớp rất mỏng.

Việc ăn phải thịt lợn chứa chất Clenbuterol về lâu dài có thể gây biến chứng ung thư, Clenbuterol gây tổn hại cho hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, thậm chí gây chết người.

Theo ông Nguyễn Huy Đăng, Phó giám đốc Sở NN và PTNT Hà Nội, nếu người dân ăn thịt lợn có tồn dư kháng sinh cơ thể sẽ xuất hiện vi khuẩn kháng lại kháng sinh. Việc này dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc nên gây khó khăn trong công tác điều trị phòng chống bệnh tật.

Hiện, Clenbuterol bị cấm sử dụng trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, Clenbuterol và Salbutamol đã bị cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi.

Làm thế nào để mua thịt lợn không có chất kích nạc?

Loại thịt lợn ăn
Loại thịt lợn ăn "bột siêu nạc" tích nước nhiều, thịt có độ ẩm cao, mặt cắt trên thớ thịt không được mịn, thớ ngắn, độ săn chắc kém. Tại bắp vai, đùi vật nuôi, lượng thịt nạc phát triển bất thường, u lên, màu đỏ au giống thịt bò. (Ảnh minh họa)

Với câu hỏi: "Làm thế nào để người tiêu dùng yên tâm mình mua được thịt lợn sạch nói riêng và thực phẩm an toàn nói chung?". Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD), cho biết: "Đó là một câu chuyện dài, liên quan tới quy trình sản xuất làm sao để có sản phẩm an toàn mang ra chợ. Điều này cần có nhiều hoạt động và nỗ lực chung của các bên liên quan thì mới ra được cái đấy. Do đó, cách tốt nhất để chọn thịt an toàn là nên mua thịt tại các siêu thị hoặc những nơi có đóng dấu của cơ quan an toàn vệ sinh thực phẩm".

Nếu mua ngoài chợ, nhìn về cảm quan theo như ông Nguyễn Huy Đăng nói rất khó, chỉ có thể kiểm tra bằng cách xét nghiệm thịt. Tuy nhiên, về mặt tương đối có thể quan sát thịt lợn phải dẻo, không dính tay, có màu hồng tự nhiên. Không chọn thịt có màu sắc đỏ sẫm. Vì con lợn đó có thể đã được cho ăn chất kích nạc.

Nếu thịt lợn nấu lên có tồn dư kháng sinh sẽ bốc mùi thì phải dứt khoát không dùng. Nếu thịt sử dụng nhiều chất kích thích tăng trọng thường tích nhiều nước, có độ săn chắc kém.

Với lợn được cho ăn chất kích nạc, khi lợn còn sống, da có độ căng khác thường, trương mỏng, có cảm giác như ứ nước bên trong. Trên da còn xuất hiện đốm đỏ, lợn đi đứng nặng nề, thậm chí còn bại liệt do xương bị mục.

Thịt lợn có nạc gần sát với da, ít mỡ. Mỡ chỉ mỏng khoảng 0,4cm (heo bình thường dày 1-1,5cm). Thịt lợn có màu đỏ như thịt bò, không còn mềm mại khi nấu nướng bị mất chất béo và mùi vị thơm ngon. Loại thịt lợn ăn "bột siêu nạc" tích nước nhiều, thịt có độ ẩm cao, mặt cắt trên thớ thịt không được mịn, thớ ngắn, độ săn chắc kém. Tại bắp vai, đùi vật nuôi, lượng thịt nạc phát triển bất thường, u lên, màu đỏ au giống thịt bò.

Hiện nay, Viện Kỹ thuật Hóa sinh và Tài liệu nghiệp vụ (Tổng Cục Kỹ thuật - Bộ Công an) đã nghiên cứu ra bộ thử chất Clenbuterol trên thịt lợn. Tuy nhiên, bộ thử này chưa được tung ra thị trường.

Như vậy, khi sản phẩm này được bán rộng rãi, các bà nội trợ có thể mua để thử mỗi khi đi chợ mua thịt lợn nhằm loại bỏ chất độc hại Clenbuterol.

Cấm nhưng không kiểm
Chất tăng trưởng hormon (Clenbuterol, Calbutamol) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đưa vào danh mục cấm vận chuyển, mua bán từ năm 2002 sau khi biết nếu ăn phải thịt có chất này nhịp tim sẽ tăng, run tay chân, nôn ói, thậm chí gây ung thư; nếu sử dụng với hàm lượng cao có thể gây tử vong, đặc biệt đối với người mắc bệnh tim có thể bị đột tử.


Tuy nhiên, sau 4 năm ban hành lệnh ấy, Bộ NN&PTNT mới giật mình: hóa ra Clenbuterol có trong thịt heo! Theo kết quả lấy mẫu xét nghiệm thức ăn chăn nuôi (TACN) của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam (KHKTNNMN) công bố trong tháng 11/2006, trong số 428 mẫu thì có tới 47 mẫu dương tính với Clenbuterol, chiếm 10,98%.
Nhiều mẫu có hàm lượng Clenbuterol cao tới 319,49ppb. Viện còn lấy thêm 2 mẫu thận và 3 mẫu thịt heo xét nghiệm, kết quả có một mẫu thận và một mẫu thịt có tồn dư chất Clenbuterol và Salbutamol (cao hơn cho phép 60 lần). Xin nói rõ lại rằng, loại chất độc hại này khi đưa vào TACN sẽ làm heo nở các cơ bắp và cho tỷ lệ nạc cao hơn rất nhiều so với sử dụng thức ăn không chứa Clenbuterol. 
Clenbuterol, một loại dược phẩm dùng trong điều trị bệnh hen hen suyễn, nhưng lại được người dân sử dụng để nuôi heo siêu nạc
Clenbuterol,
 một loại dược phẩm dùng trong điều trị bệnh hen hen suyễn, nhưng lại được người dân sử dụng để nuôi heo siêu nạc
SALBUTAMOL  dùng cho trường hợp Co thắt phế quản do hen phế quản, viêm phế quản mãn và viêm phế quản - phổi mãn tính khác...


Một cán bộ chuyên môn Viện KHKTNNMN tiết lộ: Từ giữa năm 2004, khi nghe trong giới kinh doanh thức ăn gia súc đồn có chất này lưu hành trên thị trường, Viện đã nhiều lần kiểm tra và kết quả thật bất ngờ, lần nào cũng phát hiện chất tăng trưởng độc hại trong cả thịt heo và TACN. Sau đó, kết quả đã được báo lên Bộ NN&PTNT.

“Không hiểu vì sao Bộ không quan tâm, cho qua sự việc này” - người cung cấp nguồn tin trên khẳng định, và cho biết, mãi đến khi tự ông gửi thư tay trực tiếp cho Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị “quan tâm” đến chất tăng trưởng này thì tên 6 doanh nghiệp (DN) vi phạm mới được công bố!

Nói như vậy để thấy, trong suốt thời gian dài, Bộ NN&PTNT - cơ quan chịu trách nhiệm chính “làm sạch” chất độc hại trong chăn nuôi đã “bỏ quên” nhiệm vụ. Nhiều cơ quan thuộc Bộ và chính những người chịu trách nhiệm cao nhất của bộ này cũng thừa nhận đã “lơ là” trong việc giám sát, đầu tư trang thiết bị để phát hiện chất tăng trưởng Clenbuterol.

Việc buông lỏng quản lý càng thể hiện rõ hơn khi mà chính những DN vi phạm thừa nhận sản phẩm có chứa Clenbuterol và nguyên nhân nhiễm từ nguồn nguyên liệu - chất phụ gia. Ông Cheng Wen Chin, Tổng giám đốc Công ty TNHH Uni-President VN (Bình Dương) - một trong 6 DN vi phạm cho biết:

“Nguyên nhân nhiễm xuất phát từ nguyên liệu đầu vào. Cụ thể là các chất phụ gia có nguồn gốc từ Trung Quốc”. Ông còn khẳng định: Tất cả nguồn nguyên liệu sử dụng chế biến TACN đã được Bộ NN&PTNT cấp phép nhập khẩu. Từ đó có thể thấy nếu thức ăn nuôi heo của Uni-President nhiễm Clenbuterol thì chắc chắn sản phẩm của các DN khác cũng bị nhiễm vì hầu hết đều sử dụng chất phụ gia nhập từ Trung Quốc.

Như vậy có thể nói, chất Clenbuterol có trong thức ăn chăn nuôi heo đã tồn tại từ nhiều năm nay, chắc chắn Bộ NN&PTNT có biết nhưng lại không kiểm tra. Dư luận đặt câu hỏi, không biết có bao nhiêu người VN đã ăn phải chất độc hại này?
Sudan gây ung thư  có trong trứng?

Ngày 28/1, Trung tâm Đào tạo và Phát triển sắc ký và Hội Hóa học TP.HCM lại phát hiện ra chất Sudan có trong trứng gia cầm. Cuối năm 2006, lần đầu tiên Trung Quốc phát hiện chất này trong trứng gia cầm, ngay sau đó đã đình chỉ sản xuất, tiêu hủy, xử phạt các doanh nghiệp vi phạm.
Chỉ sau đó mấy ngày, thông tin trứng gà Trung Quốc chứa chất Sudan đã được giới kinh doanh trong nước tiết lộ có mặt trên thị trường Việt Nam. Đáng tiếc, thay vì tìm hiểu, điều tra một cách cặn kẽ thì không hiểu sao, các cơ quan thuộc Bộ NN&PTNT lại ra thông báo: không phát hiện trứng gia cầm của Trung Quốc nhập lậu, và dĩ nhiên là không tìm ra loại chất này trong trứng gia cầm.

Tuy nhiên, theo một xét nghiệm công bố mới đây thì có tới 9/19 mẫu trứng vịt muối, vịt tươi, gà tươi dương tính với chất Sudan gây ung thư, trong đó có 5 mẫu trứng vịt muối có dư lượng Sudan rất cao.
Theo giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn, người chủ trì xét nghiệm, thì tất cả những mẫu trứng chứa Sudan đều lấy từ nguồn trôi nổi, không nhãn mác; những mẫu trứng trong siêu thị, có nguồn gốc thì không phát hiện ra loại chất này. Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn đặt nghi vấn: Có thể nguồn trứng trên nhập từ Trung Quốc.

Trao đổi với chúng tôi, giáo sư Chu Phạm Sơn khẳng định, có thể lấy danh dự, sự nghiệp làm khoa học đặt cược kết quả phân tích ấy là chính xác. “Phương pháp phân tích bằng sắc khí lỏng ghép khối phổ được nhiều nước trên thế giới áp dụng và công nhận độ chuẩn xác.
Từ nhiều năm nay, Trung tâm Đào tạo và phát triển sắc ký TP.HCM đã phân tích chất Sudan trong tương ớt, bột càri, mì ăn liền cho rất nhiều DN. Tính pháp lý của kết quả được thể hiện qua việc cấp giấy chứng nhận xuất khẩu cho các DN và tất cả các nước đều chấp nhận.

Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn tâm sự rằng, ông lường trước kết quả đề tài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến dư luận xã hội, nhưng vẫn một mực tỏ quan điểm: Đã đến lúc sức khỏe người tiêu dùng phải được coi trọng. Lâu nay chúng ta có phần dễ dãi quá, nên coi thường hormon, formol, chất phẩm màu, phụ gia, kháng sinh trong thực phẩm. Người tiêu dùng cần biết để lựa chọn loại thực phẩm có nguồn gốc, thương hiệu, bao bì rõ ràng!
 

 

2 nhận xét:

Unknown nói...

Cám ơn vì bài viết rất hay
------------------------------------------------
Gà Đông Tảo giống
Web: http://sieuthigadongtao.com
Xem thêm Gà Đông tảo giống : Gà Đông Tảo giống
Xem them Gà Đông tảo giống : Ga dong tao giong

Nặc danh nói...


Cám ơn vì bài viết rất hay
------------------------------------------------
Gà đông tảo thuần chủng
Web: http://sieuthigadongtao.com
Xem thêm Gà Đông Tảo Thuần Chủng : Gà Đông Tảo Thuần Chủng
Xem them ga dong tao thuan chung : Ga Dong Tao Thuan Chung

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến

Blog DVTH Tân Nam Xương