Home Đồ họa Mobile Phim ảnh Games Soft Học tập Driver Thư giãn Thư viện

 

Nhận chụp ảnh, quay phim cưới hỏi, sinh nhật, đám tiệc..., tạo album ảnh & CD & DVD kỹ niệm, album nhạc...,

@ đội ngủ nhà nghề với công nghệ studio kỹ thuật số hiện đại@

  @Phone: 03.460.460.22

Nhận : @ Dựng phim @ Phục hồi ảnh cũ @ Cài đặt máy vi tính

Hướng dẫn: @Dựng phim @ Corel @ Photoshop @ Guitar căn bản với Encore @Ra ảnh dựng phim cho máy chụp hình, máy quay phim Kỹ thuật số,các loại camera... máy điện thoại di động

 

Trang chủ Đàn Bến Tre Tân Nam Xương.

Thịt heo siêu nạt


Nếu thịt lợn có chứa chất kích thích tăng trưởng là Clenbuterol và Salbutamol, ăn vào sẽ bị ảnh hưởng sức khỏe. Clenbuterol và Salbutamol được dùng trong y học có tác dụng làm giãn phế quản, giãn cơ trơn cuống phổi, điều khiển các chất dinh dưỡng...
Chất Clenbuterol, Salbutamol tồn dư trong thịt lợn bao nhiêu sẽ vào cơ thể người tiêu dùng bấy nhiêu, gây ra ung thư, nhược cơ, tổn hại hệ thần kinh.

Trong khi người dân đang hoang mang vì chưa biết thịt lợn siêu nạc ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào, phân biệt thịt lợn bẩn và sạch ra sao, chính TS. Nguyễn Thị Minh, người tham gia dự án Xây dựng và kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ NN và PTNT đồng thời là một người nội trợ cũng bó tay khi phân biệt chính xác chúng.

"Không thể nhận biết được thịt lợn sạch hay thịt lợn có chứa thuốc tăng trọng và kháng sinh ở ngoài chợ vì không có một chứng nhận nào từ người bán thịt ngoài chợ chứng mình đây là lợn sạch, thì từ khâu nuôi đến khâu mổ thịt và bán đều đúng theo quy trình do các cơ quan chức năng ban hành", bà Minh cho biết.

Quản lý thị trường Đồng Nai kiểm tra phát hiện thức ăn gia súc có thành phần chất tạo nạc tại Cty Thiên Hưng Phát
Những bao cám này bị trộn chất kích thích tăng trưởng là Clenbuterol và Salbutamol thì sẽ trở thành chất độc cho cả lợn và người tiêu dùng.
Nếu thịt lợn có chứa chất kích thích tăng trưởng là Clenbuterol và Salbutamol, ăn vào sẽ bị ảnh hưởng sức khỏe. Clenbuterol và Salbutamol được dùng trong y học có tác dụng làm giãn phế quản, giãn cơ trơn cuống phổi, điều khiển các chất dinh dưỡng hướng tới mô cơ, tăng quá trình sinh tổng hợp protein để tích lũy nạc và giảm mỡ trong cơ thể.

Clenbuterol trộn vào thức ăn gia súc nhằm tạo ra vật nuôi siêu nạc, mau lớn. Clenbuterol có tác dụng đẩy nhanh quá trình đốt cháy mỡ, tăng cường phát triển cơ bắp nhưng dùng quá liều sẽ khiến cơ thể mang bệnh và có thể dẫn đến tử vong.

Khi lợn được cho ăn các chất trên sẽ siêu nạc, tiêu lượng mỡ và nếu không bán nhanh heo sẽ chết trong vòng không tới nửa tháng. Do vậy, thường người ta chỉ cho dùng các chất trên khi lợn gần đến ngày xuất chuồng.

Như vậy, khi người tiêu dùng ăn phải thịt lợn này sẽ ăn luôn hàm lượng hormone và kháng sinh tồn dư trong thịt lợn. Nhưng sự chưa tiêu hóa hết của các chất này trong thịt lợn sẽ gây những rối loạn chức năng tim và phổi như tim đập nhanh, tăng huyết áp, phù nề, liệt cơ, run cơ, đau đầu, buồn nôn... cho người sử dụng.

Chất Clenbuterol và Salbutamol thuộc họ Beta - agonist là một trong những chất dùng trong chăn nuôi. Với thuốc Salbutamol được dùng ở người, các chuyên gia khuyến cáo phải thận trọng khi dùng cho người đang có bệnh tim mạch như tăng huyết áp, bệnh tiểu đường và phụ nữ đang mang thai.

Salbutamol có thể gây nhược cơ, làm giảm vận động của cơ, khớp, khiến cơ thể phát triển không bình thường. Khi ăn thịt lợn có Salbutamol cũng có tác dụng giống như khi uống thuốc này. Lượng Salbutamol còn tồn dư trong thịt bao nhiêu sẽ được cơ thể người hấp thu bấy nhiêu. Còn Clenbuterol là chất độc giúp tăng trọng gia súc, nguy hiểm đối với sức khoẻ con người.

Đây là hoạt chất kích thích tuyến thượng thận, điều tiết sinh trưởng động vật, thúc đẩy quá trình phát triển cơ bắp, làm tăng lượng thịt nạc và đẩy nhanh việc phân giải mỡ, giảm tối đa lượng mỡ hình thành trong cơ thể, chỉ để lại một lớp rất mỏng.

Việc ăn phải thịt lợn chứa chất Clenbuterol về lâu dài có thể gây biến chứng ung thư, Clenbuterol gây tổn hại cho hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, thậm chí gây chết người.

Theo ông Nguyễn Huy Đăng, Phó giám đốc Sở NN và PTNT Hà Nội, nếu người dân ăn thịt lợn có tồn dư kháng sinh cơ thể sẽ xuất hiện vi khuẩn kháng lại kháng sinh. Việc này dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc nên gây khó khăn trong công tác điều trị phòng chống bệnh tật.

Hiện, Clenbuterol bị cấm sử dụng trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, Clenbuterol và Salbutamol đã bị cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi.

Làm thế nào để mua thịt lợn không có chất kích nạc?

Loại thịt lợn ăn
Loại thịt lợn ăn "bột siêu nạc" tích nước nhiều, thịt có độ ẩm cao, mặt cắt trên thớ thịt không được mịn, thớ ngắn, độ săn chắc kém. Tại bắp vai, đùi vật nuôi, lượng thịt nạc phát triển bất thường, u lên, màu đỏ au giống thịt bò. (Ảnh minh họa)

Với câu hỏi: "Làm thế nào để người tiêu dùng yên tâm mình mua được thịt lợn sạch nói riêng và thực phẩm an toàn nói chung?". Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD), cho biết: "Đó là một câu chuyện dài, liên quan tới quy trình sản xuất làm sao để có sản phẩm an toàn mang ra chợ. Điều này cần có nhiều hoạt động và nỗ lực chung của các bên liên quan thì mới ra được cái đấy. Do đó, cách tốt nhất để chọn thịt an toàn là nên mua thịt tại các siêu thị hoặc những nơi có đóng dấu của cơ quan an toàn vệ sinh thực phẩm".

Nếu mua ngoài chợ, nhìn về cảm quan theo như ông Nguyễn Huy Đăng nói rất khó, chỉ có thể kiểm tra bằng cách xét nghiệm thịt. Tuy nhiên, về mặt tương đối có thể quan sát thịt lợn phải dẻo, không dính tay, có màu hồng tự nhiên. Không chọn thịt có màu sắc đỏ sẫm. Vì con lợn đó có thể đã được cho ăn chất kích nạc.

Nếu thịt lợn nấu lên có tồn dư kháng sinh sẽ bốc mùi thì phải dứt khoát không dùng. Nếu thịt sử dụng nhiều chất kích thích tăng trọng thường tích nhiều nước, có độ săn chắc kém.

Với lợn được cho ăn chất kích nạc, khi lợn còn sống, da có độ căng khác thường, trương mỏng, có cảm giác như ứ nước bên trong. Trên da còn xuất hiện đốm đỏ, lợn đi đứng nặng nề, thậm chí còn bại liệt do xương bị mục.

Thịt lợn có nạc gần sát với da, ít mỡ. Mỡ chỉ mỏng khoảng 0,4cm (heo bình thường dày 1-1,5cm). Thịt lợn có màu đỏ như thịt bò, không còn mềm mại khi nấu nướng bị mất chất béo và mùi vị thơm ngon. Loại thịt lợn ăn "bột siêu nạc" tích nước nhiều, thịt có độ ẩm cao, mặt cắt trên thớ thịt không được mịn, thớ ngắn, độ săn chắc kém. Tại bắp vai, đùi vật nuôi, lượng thịt nạc phát triển bất thường, u lên, màu đỏ au giống thịt bò.

Hiện nay, Viện Kỹ thuật Hóa sinh và Tài liệu nghiệp vụ (Tổng Cục Kỹ thuật - Bộ Công an) đã nghiên cứu ra bộ thử chất Clenbuterol trên thịt lợn. Tuy nhiên, bộ thử này chưa được tung ra thị trường.

Như vậy, khi sản phẩm này được bán rộng rãi, các bà nội trợ có thể mua để thử mỗi khi đi chợ mua thịt lợn nhằm loại bỏ chất độc hại Clenbuterol.

Cấm nhưng không kiểm
Chất tăng trưởng hormon (Clenbuterol, Calbutamol) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đưa vào danh mục cấm vận chuyển, mua bán từ năm 2002 sau khi biết nếu ăn phải thịt có chất này nhịp tim sẽ tăng, run tay chân, nôn ói, thậm chí gây ung thư; nếu sử dụng với hàm lượng cao có thể gây tử vong, đặc biệt đối với người mắc bệnh tim có thể bị đột tử.


Tuy nhiên, sau 4 năm ban hành lệnh ấy, Bộ NN&PTNT mới giật mình: hóa ra Clenbuterol có trong thịt heo! Theo kết quả lấy mẫu xét nghiệm thức ăn chăn nuôi (TACN) của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam (KHKTNNMN) công bố trong tháng 11/2006, trong số 428 mẫu thì có tới 47 mẫu dương tính với Clenbuterol, chiếm 10,98%.
Nhiều mẫu có hàm lượng Clenbuterol cao tới 319,49ppb. Viện còn lấy thêm 2 mẫu thận và 3 mẫu thịt heo xét nghiệm, kết quả có một mẫu thận và một mẫu thịt có tồn dư chất Clenbuterol và Salbutamol (cao hơn cho phép 60 lần). Xin nói rõ lại rằng, loại chất độc hại này khi đưa vào TACN sẽ làm heo nở các cơ bắp và cho tỷ lệ nạc cao hơn rất nhiều so với sử dụng thức ăn không chứa Clenbuterol. 
Clenbuterol, một loại dược phẩm dùng trong điều trị bệnh hen hen suyễn, nhưng lại được người dân sử dụng để nuôi heo siêu nạc
Clenbuterol,
 một loại dược phẩm dùng trong điều trị bệnh hen hen suyễn, nhưng lại được người dân sử dụng để nuôi heo siêu nạc
SALBUTAMOL  dùng cho trường hợp Co thắt phế quản do hen phế quản, viêm phế quản mãn và viêm phế quản - phổi mãn tính khác...


Một cán bộ chuyên môn Viện KHKTNNMN tiết lộ: Từ giữa năm 2004, khi nghe trong giới kinh doanh thức ăn gia súc đồn có chất này lưu hành trên thị trường, Viện đã nhiều lần kiểm tra và kết quả thật bất ngờ, lần nào cũng phát hiện chất tăng trưởng độc hại trong cả thịt heo và TACN. Sau đó, kết quả đã được báo lên Bộ NN&PTNT.

“Không hiểu vì sao Bộ không quan tâm, cho qua sự việc này” - người cung cấp nguồn tin trên khẳng định, và cho biết, mãi đến khi tự ông gửi thư tay trực tiếp cho Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị “quan tâm” đến chất tăng trưởng này thì tên 6 doanh nghiệp (DN) vi phạm mới được công bố!

Nói như vậy để thấy, trong suốt thời gian dài, Bộ NN&PTNT - cơ quan chịu trách nhiệm chính “làm sạch” chất độc hại trong chăn nuôi đã “bỏ quên” nhiệm vụ. Nhiều cơ quan thuộc Bộ và chính những người chịu trách nhiệm cao nhất của bộ này cũng thừa nhận đã “lơ là” trong việc giám sát, đầu tư trang thiết bị để phát hiện chất tăng trưởng Clenbuterol.

Việc buông lỏng quản lý càng thể hiện rõ hơn khi mà chính những DN vi phạm thừa nhận sản phẩm có chứa Clenbuterol và nguyên nhân nhiễm từ nguồn nguyên liệu - chất phụ gia. Ông Cheng Wen Chin, Tổng giám đốc Công ty TNHH Uni-President VN (Bình Dương) - một trong 6 DN vi phạm cho biết:

“Nguyên nhân nhiễm xuất phát từ nguyên liệu đầu vào. Cụ thể là các chất phụ gia có nguồn gốc từ Trung Quốc”. Ông còn khẳng định: Tất cả nguồn nguyên liệu sử dụng chế biến TACN đã được Bộ NN&PTNT cấp phép nhập khẩu. Từ đó có thể thấy nếu thức ăn nuôi heo của Uni-President nhiễm Clenbuterol thì chắc chắn sản phẩm của các DN khác cũng bị nhiễm vì hầu hết đều sử dụng chất phụ gia nhập từ Trung Quốc.

Như vậy có thể nói, chất Clenbuterol có trong thức ăn chăn nuôi heo đã tồn tại từ nhiều năm nay, chắc chắn Bộ NN&PTNT có biết nhưng lại không kiểm tra. Dư luận đặt câu hỏi, không biết có bao nhiêu người VN đã ăn phải chất độc hại này?
Sudan gây ung thư  có trong trứng?

Ngày 28/1, Trung tâm Đào tạo và Phát triển sắc ký và Hội Hóa học TP.HCM lại phát hiện ra chất Sudan có trong trứng gia cầm. Cuối năm 2006, lần đầu tiên Trung Quốc phát hiện chất này trong trứng gia cầm, ngay sau đó đã đình chỉ sản xuất, tiêu hủy, xử phạt các doanh nghiệp vi phạm.
Chỉ sau đó mấy ngày, thông tin trứng gà Trung Quốc chứa chất Sudan đã được giới kinh doanh trong nước tiết lộ có mặt trên thị trường Việt Nam. Đáng tiếc, thay vì tìm hiểu, điều tra một cách cặn kẽ thì không hiểu sao, các cơ quan thuộc Bộ NN&PTNT lại ra thông báo: không phát hiện trứng gia cầm của Trung Quốc nhập lậu, và dĩ nhiên là không tìm ra loại chất này trong trứng gia cầm.

Tuy nhiên, theo một xét nghiệm công bố mới đây thì có tới 9/19 mẫu trứng vịt muối, vịt tươi, gà tươi dương tính với chất Sudan gây ung thư, trong đó có 5 mẫu trứng vịt muối có dư lượng Sudan rất cao.
Theo giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn, người chủ trì xét nghiệm, thì tất cả những mẫu trứng chứa Sudan đều lấy từ nguồn trôi nổi, không nhãn mác; những mẫu trứng trong siêu thị, có nguồn gốc thì không phát hiện ra loại chất này. Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn đặt nghi vấn: Có thể nguồn trứng trên nhập từ Trung Quốc.

Trao đổi với chúng tôi, giáo sư Chu Phạm Sơn khẳng định, có thể lấy danh dự, sự nghiệp làm khoa học đặt cược kết quả phân tích ấy là chính xác. “Phương pháp phân tích bằng sắc khí lỏng ghép khối phổ được nhiều nước trên thế giới áp dụng và công nhận độ chuẩn xác.
Từ nhiều năm nay, Trung tâm Đào tạo và phát triển sắc ký TP.HCM đã phân tích chất Sudan trong tương ớt, bột càri, mì ăn liền cho rất nhiều DN. Tính pháp lý của kết quả được thể hiện qua việc cấp giấy chứng nhận xuất khẩu cho các DN và tất cả các nước đều chấp nhận.

Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn tâm sự rằng, ông lường trước kết quả đề tài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến dư luận xã hội, nhưng vẫn một mực tỏ quan điểm: Đã đến lúc sức khỏe người tiêu dùng phải được coi trọng. Lâu nay chúng ta có phần dễ dãi quá, nên coi thường hormon, formol, chất phẩm màu, phụ gia, kháng sinh trong thực phẩm. Người tiêu dùng cần biết để lựa chọn loại thực phẩm có nguồn gốc, thương hiệu, bao bì rõ ràng!
 

 

Đồ dùng nhựa đựng thức ăn nóng rất nguy hại


comhop.jpgCó thể rất vô tình, nhưng những thói quen sử dụng đồ nhựa không đúng sẽ là tác nhân gây nhiều bệnh cho con người.

Tránh sử dụng đồ nhựa đựng thức ăn nóng, chất mặn, chua

Thói quen không tốt đầu tiên mà các nhà khoa học cảnh báo đó là việc sử dụng túi nilon để đựng thức ăn chế biến sẵn, nhất là những loại thực phẩm nóng.
Việc nhiều người vì nhân tiện đã sẵn sàng chìa túi nilon để người bán múc cháo hay phở, bún, canh nóng rồi mang về vô tư ăn uống. Một cảnh báo nữa là hiện nhiều người vẫn muối dưa, cà muối trong các thùng nhựa rẻ tiền. Thói quen này đặc biệt nguy hại cho sức khoẻ.

PGS.TS Đỗ Văn Kháng, trưởng phòng công nghệ polyme cảnh báo: Với thực trạng sử dụng nhựa tái chế để sản xuất đồ nhựa như hiện nay, khó có thể nói, thức ăn đựng trong những đồ này không bị ô nhiễm bởi các chất phụ gia. Vậy nên, để tránh tối đa nguy cơ gây ngộ độc, hạn chế tối đa việc sử dụng đồ nhựa đựng thức ăn.
Trong hóa học, một trong những điều kiện xúc tác đẩy nhanh quá trình phản ứng đó là nhiệt độ. Theo những nghiên cứu khoa học, ở nhiệt độ 70 - 800C là những phụ gia này bắt đầu hoà tan vào thực phẩm.

Hầu hết túi nilon đều được sản xuất từ những túi đã qua sử dụng, do đó việc gây độc hại là chắc chắn. Những loại túi này hoặc hộp nhựa, bình nhựa, túi nhựa có thể chứa một chất cực độc ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục nam, đó là chất DOP (dioctin phatalat). Nếu bị nhiễm chất này lâu dài, trẻ em có thể bị ảnh hưởng về giới tính, các bé trai có thể bị nữ tính hoá, vô sinh nam, còn trẻ em nữ có nguy cơ dậy thì quá sớm.

Một điểm nữa cần chú ý là hầu như trên các đồ nhựa của Việt Nam cũng chưa ghi rõ thành phần và những khuyến cáo. Nhà sản xuất gần như tự quyết định cùng loại nhựa gì cho sản phẩm của mình. Chẳng hạn, các hộp xốp (dùng để đựng thức ăn nhưng phải là đồ nguội, chứ không phải cơm nóng, canh nóng như chúng ta vẫn đang dùng...

Nên dùng nhựa Melamine để đựng thực phẩm
 
tonhua.jpg
PGS.TS Nguyễn Hữu Hoan, Trung tâm phân tích và xử lý môi trường, Viện Hoá học Công nghệ tư vấn: Khi chọn mua những sản phẩm đựng thực phẩm bằng nhựa, nên chọn mặt hàng nhựa Melamine. Đây là loại nhựa không ảnh hưởng đến sức khoẻ do có độ kháng nhiệt cao, không bị ăn mòn bởi dung môi hay dầu mỡ, không trầy xước, không mùi vị thực phẩm.

Ngoài ra, không nên dùng loại hộp, tô bằng nhựa xốp để chứa thực phẩm nóng hoặc nhiều dầu mỡ vì các chất độc trong loại nhựa này sẽ được phóng thích với tỷ lệ cao gây tổn hại cho gan và nhiều bệnh khác.

Không nên dùng đồ nhựa chịu nhiệt sử dụng trong lò vi sóng, vì loại nhựa này không bắt được sóng vi ba (không bị nóng chảy khi nấu) nhưng thực phẩm bắt được sẽ nóng lên và chín. Nhiệt độ của thực phẩm sẽ tác động vào nhựa làm cho cấu trúc nhựa bị thay đổi, chất độc sẽ nhiễm vào thực phẩm.
Một thói quen khác mà các ông bố bà mẹ cần phải lưu ý, tuyệt đối không mua đồ chơi có màu sắc sặc sỡ và không rõ nguồn gốc. Đặc tính của trẻ em là hay mút, ngậm, dưới tác động của môi trường ẩm ướt (nước bọt), hoá chất độc hại sẽ thẩm thấu và phôi ra có thể gây ngộ độc cho trẻ.

Để phân biệt nhựa không độc và nhựa độc bằng cách cho đồ nhựa vào lửa. Nhựa không có tính độc thì rất dễ cháy, chảy ra chất lỏng và không có khói hoặc đang cháy. Còn ngược lại, nhựa có tính độc thì khó cháy, sẽ tắt ngấm khi bị kéo ra và bốc khói kèm theo mùi khét lạ.

Một điểm phân biệt nữa là trọng lượng nhựa không độc nhẹ, nổi trên mặt nước, bề mặt sờ vào láng mịn, trơn mượt trong khi bề mặt của nhựa độc gợn lên những hạt nhỏ liti, dễ chìm khi thả vào nước.

Tại các nước, người ta quy định bắt buộc về thông tin về nhựa trên sản phẩm: ghi tên kèm một con số nằm trong các vòng tam góc có ba mũi tên, khuôn số mấy, khoang số mấy, của công ty nào... Nếu bạn tinh ý, khi đi mua, hãy quan sát kỹ điều này.
Theo Khoa học & Đời sống

Những sai lầm thường mắc phải khi uống sữa

Một số sai lầm mà nhiều người rất hay mắc phải như: sữa đựng trong bình để dưới ánh nắng có thể tăng thêm vitamin D, sữa cần phải nấu sôi, uống sữa đặc thay thế sữa bò...

Uống sữa cùng với thuốc sẽ mất tác dụng của cả hai.

Hiện nay, nhiều người vẫn có quan điểm cho rằng, uống sữa là tốt cho sức khỏe vì nó bổ xung được nhiều chất mà trong một số thực phẩm không có được. Điều đó không sai. Tuy nhiên, nếu quá “lạm dụng” suy nghĩ đó rồi uống sữa một cách bừa bãi, thiếu khoa học thì chẳng những không phát huy tác dụng của sữa mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe.
Dưới đây là những hiểu lầm và một số thực phẩm không nên dùng chung với sữa đã được các nhà khoa học khuyến cáo.
Không dùng chung sữa và trái cây
Theo các nhà nghiên cứu trong sữa có tới 80% protein là casein vì thế khi uống sữa cùng nước trái cây, một số lượng lớn casein sẽ tích lại và kết tủa trong cơ thể con người, gây khó khăn cho việc tiêu hóa và hấp thụ. Thậm chí nó có thể dẫn đến chứng khó tiêu hoặc tiêu chảy. Vì vậy, nó không thích hợp để thêm nước trái cây và đồ uống có tính axit khác trong sữa.
Sữa càng đặc càng tốt?
Nhiều người cho rằng, sữa càng đặc, cơ thể sẽ càng có nhiều dinh dưỡng, điều này không khoa học. Cái gọi là sữa quá đặc là chỉ trong sữa thêm nhiều bột nhưng ít nước, làm cho nồng độ sữa vượt quá tiêu chuẩn tỉ lệ bình thường. Cũng có người lo sợ sữa tươi quá nhạt nên thêm sữa bột vào trong sữa.
Nếu cho trẻ thường xuyên uống sữa quá đặc sẽ gây ra đau bụng, táo bón, ăn uống không ngon hoặc thậm chí cự tuyệt thức ăn, còn dẫn đến viêm ruột non xuất huyết cấp tính. Điều này là do cơ quan nội tạng của trẻ còn yếu mềm, chịu không nổi gánh nặng và áp lực quá nặng.
Không uống sữa với thuốc
Một số người thích uống sữa thay vì nước lọc khi họ uống thuốc. Trong thực tế, sữa có thể ảnh hưởng đáng kể sự hấp thu của thuốc trong cơ thể con người. Sữa là dễ dàng để tạo một màng mỏng trên bề mặt của thuốc. Do đó, canxi, magiê và các chất khoáng khác trong sữa sẽ có phản ứng hóa học với thuốc, và tạo nên chất không hòa tan trong nước, làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc. Do đó, không uống sữa một giờ trước khi hoặc sau khi dùng thuốc.
Không dùng sữa nóng và đường
Vì trong sữa có chứa lysine, sẽ phản ứng với fructose trong điều kiện nóng tạo ra độc fructose dựa trên lysine và gây hại cho cơ thể con người. Vì vậy, không thêm đường vào sữa tươi đun sôi. Bạn nên thêm đường vào sau khi sữa được làm lạnh.
Sữa có thêm Chocolate?
Có người cho rằng, mặc dù sữa thuộc loại thực phẩm có protein cao, chocolate lại là thực phẩm năng lượng, hai loại kết hợp lại nhất định có ích lớn cho sức khỏe. Thực tế lại không như vậy. Vì giàu protein và canxi, trong khi sô cô la chứa axit oxalic. Ăn hai loại thực phẩm này lại với nhau sẽ dẫn đến sự hình thành của canxi oxalat không hòa tan, sẽ mang lại ảnh hưởng lớn đến sự hấp thu canxi. Ngoài ra, nó thậm chí có thể gây ra một số hiện tượng như tóc khô, tiêu chảy, tăng trưởng chậm…
Thêm sữa vào trong cháo?
Nhiều người cho rằng cho sữa vào cháo nhằm bổ xung chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, làm như thế có thể làm cho dinh dưỡng hỗ trợ lẫn nhau. Thực tế cách làm này rất không khoa học. Trong sữa hàm chứa vitamin A, còn cháo chủ yếu tinh bột là chính, trong đó hàm chứa Lipoxygenase sẽ phá hỏng vitamin A. Trẻ em nếu dung nạp không đủ vitamin A sẽ làm cho trẻ em phát triển chậm chạp, cơ thể yếu nhiều bệnh, vì vậy dù là để bổ sung dinh dưỡng thì cũng cần phân khai sử dụng hai loại này.
Ngoài ra, còn một số sai lầm khác mà nhiều người cũng rất hay mắc phải như: sữa đựng trong bình để dưới ánh nắng có thể tăng thêm vitamin D, sữa cần phải nấu sôi, lấy sữa đặc thay thế sữa bò ...

Sáng nào cũng ăn bún 'độc'

Nguy hại khôn cùng: Sáng nào cũng ăn bún 'độc'


Nếu bạn có thói quen ăn bún vào buổi sáng: Bún cua, bún thang, bún móng giò, hãy cẩn thận vì có thể ăn phải chất độc.
Bún chứa chất huỳnh quang.
 
Kết quả xét nghiệm mẫu bún lấy từ 2 cơ sở trên địa bàn TX.Tây Ninh cho thấy trong bún có chất huỳnh quang (Tinopal), một loại hóa chất có khả năng gây ung thư.
Đầu tháng 5.2013, cơ quan chức năng tỉnh Tây Ninh đã tiến hành kiểm tra một số cơ sở sản xuất bún, hủ tiếu, bánh canh ở KP.2, P.4, TX.Tây Ninh.
Tại đây, cơ quan chức năng phát hiện nhiều cơ sở không có giấy phép kinh doanh, không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đáng lưu ý, tại cơ sở của ông Võ Văn Ánh, đoàn kiểm tra lấy 3 mẫu gồm nước luộc bún, bột đã khuấy trộn, hóa chất thu tại kho nguyên liệu gồm 200 gr màu vàng chanh và 420 gr bột màu trắng đem xét nghiệm.
Kết quả, chất màu vàng chanh là chất tẩy trắng (huỳnh quang - Tinopal), còn chất bột màu trắng là chất chống mốc (Sodium benzoat); mẫu nước bột trộn gạo đã khuấy làm bún dương tính với chất tẩy trắng.
Ông Ánh khai cơ sở của ông hoạt động từ tháng 10/2007 đến nay, trong quá trình sản xuất có sử dụng hóa chất chống mốc, tẩy (bột màu vàng chanh) để tẩy trắng bún.
Tại cơ sở của ông Trần Văn Cương, đoàn kiểm tra cũng lấy 3 mẫu gồm nước luộc bún, bột đã khuấy trộn, hóa chất thu tại kho nguyên liệu gồm một bịch bột màu vàng chanh và 2 bịch bột màu trắng.
Kết quả xét nghiệm chất màu vàng chanh là huỳnh quang, một bịch bột trắng là Sodium benzoat và bịch còn lại là hàn the (solium tetraborate); mẫu nước bột trộn gạo đã khuấy làm bún dương tính với chất tẩy trắng.
Ông Cương khai cơ sở của ông hoạt động từ năm 2009, đến năm 2010 trong quá trình sản xuất có cho thêm chất tẩy trắng và chống mốc vào bún ở công đoạn quậy bột...
Gây hại cho gan, thận, thần kinh...
Bác sĩ Trần Văn Ký, Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm VN, cho biết sử dụng huỳnh quang làm sáng bóng thực phẩm rất hại cho cơ thể vì nó chứa nhiều tạp chất, nhất là các kim loại nặng. Nếu sử dụng lâu dài, các tồn dư kim loại nặng sẽ tích tụ lại trong cơ thể ảnh hưởng lên gan, thận, thần kinh, gây ra các bệnh mãn tính, khiến người hay mệt mỏi, uể oải, nguy cơ gây ung thư.
Hàn the là chất không được phép có trong thực phẩm. Hàn the khi vào cơ thể, không đào thải hết mà tích tụ lại làm cơ thể mệt mỏi, chán ăn, trẻ chậm phát triển, ảnh hưởng đến gan, thận...
Tại TP.HCM, trước đây Sở Y tế TP cũng có lần kiểm tra cơ sở sản xuất bún tươi, tuy nhiên không phát hiện việc sử dụng chất huỳnh quang làm sáng bóng bún, mà phát hiện có sử dụng chất Sodium benzoat.
Theo VTC News

Chế khúc bạch từ da lợn thối


Công nghệ chế khúc bạch từ da lợn thối

Chè khúc bạch đang tạo nên "cơn sốt" trong mùa hè năm nay, nhưng những thông tin về công nghệ chế biến nguyên liệu của loại chè này làm nhiều người rùng mình sợ hãi.

Ăn chè khúc bạch coi chừng mang bệnh
'Cơn sốt' chè khúc bạch đại náo Hà Nội
Khúc bạch được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau nhưng nguyên liệu quan trọng nhất để tạo nên “linh hồn” của món ăn này chính là gelatin. Gelatin là một chất rắn không màu, không vị, trong mờ, giòn (khi để khô), làm từ collagen lấy trong da lợn và xương gia súc. Nó thường được dùng làm chất làm đông trong thực phẩm, dược phẩm. Đặc biệt thông tin về công nghệ chế biến Gelatine siêu bẩn bị phát giác ở Trung Quốc năm 2012. Loại Gelatin công nghiệp này được sản xuất từ da phế thải, được nhiều công ty dùng để chế biến vỏ nang cho nhiều loại thuốc, dùng sản xuất kem, sữa chua và nhiều loại đồ uống.
Đầu tiên, người ta ngâm da phế liệu trong nước vôi từ 3 đến 4 giờ rồi cho vào máy làm sạch và lại ngâm trong bồn nước lớn từ 3 đến 5 ngày. Sau đó vớt da mang đi phơi. Cuối cùng thành phẩm được nấu thành gelatin. Mọi thứ đều diễn ra trong môi trường vô cùng bẩn thỉu. 

 

khúc bạch, bẩn, chè

khúc bạch, bẩn, chèkhúc 

khúc bạch, bẩn, chè




khúc bạch, bẩn, chè 

khúc bạch, bẩn, chè 

khúc bạch, bẩn, chè

khúc bạch, bẩn, chè


khúc bạch, bẩn, chè

Bún chứa độc chất gây ung thư

Theo các chuyên gia hoá học, bạn không nên mua loại bún có sợi trắng bóng, óng ánh dưới ánh sáng mặt trời, không có mùi chua.
Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Tây Ninh vừa công bố kết quả kiểm nghiệm các mẫu bún được thu thập từ các cơ sở sản xuất bún, hủ tiếu, bánh canh, bánh canh xắc trên địa bàn thị xã Tây Ninh trong tháng 5. Kết quả xét nghiệm mẫu bún lấy từ 2 cơ sở cho thấy có chất huỳnh quang (Tinopal) - một loại hóa chất có khả năng gây ung thư. Ngoài ra, còn có chất chống mốc (Sodium benzoat) và hàn the.

Tiến sĩ Nuyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho biết, Tinopal là một chất được dùng trong công nghiệp sơn, sản xuất vải, giấy… vì có màu óng ánh, đẹp. Chất này tuyệt đối không được dùng trong thực phẩm. Lâu nay để tăng độ dai cho bún, người sản xuất thường dùng hàn the và chất tẩy bột trắng sunfit.
 


Bún có màu trắng bất thường có thể chứa hóa chất gây độc.
 Ảnh minh họa: Cao Lâm.  

Chất Tinopal -  huỳnh quang cho vào chỉ cải thiện độ bóng bề mặt sợi bún, làm cho sợi bún hấp dẫn về mặt hình thức song chất này rất nguy hại, có khả năng gây ung thư. Đáng lo ngại, bún lại được xếp vào danh sách nhóm thực phẩm thường xuyên dùng của người dân, nhất là trong mùa hè. Còn Sodium benzoat theo quy định của Bộ Y tế là chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng vào một số nhóm thực phẩm như sản xuất mì và các sản phẩm tương tự để chống vi sinh vật, chống thiu và chua.

Theo các chuyên gia, bún trước đây làm bằng gạo nguyên chất, sợi bún có màu trắng đục chứ không trong như hiện nay. Bún được làm bằng bột khoai mì tươi, bột lọc sợi bún thường có màu đen, dễ bị nát vụn. Còn loại bún có hóa chất Tinopal nhìn rất trắng, bóng đẹp, hoàn toàn không để lại mùi vị, khi đưa ra ánh sáng mặt trời sợi bún thường trắng óng ánh. Loại bún ngon nhìn thường có màu trắng ngà của bột gạo, làm bằng bột gạo thơm, dẻo và nhanh có mùi chua. Bún có hóa chất Tinopal thì để lâu khó thiu mà sẽ chuyển sang màu xanh, khô cứng.

Hóa chất Tinopal nguy hại nhưng lại được các trang mạng rao bán rất nhiều, giá khoảng 600.000 đồng/kg. Theo tiết lộ của một chủ xưởng chuyên làm bún thì hóa chất này có bán tại các chợ đầu mối với tên là Tinopal-DMS, Tinopal-AMS... giá 400.000 - 550.000đ/kg.

Phó giáo sư Hoàng Đức Như, Phó Chủ tịch Hội dinh dưỡng TP HCM cho biết, trong danh mục cho phép của Bộ Y tế vẫn có một số chất khác có thể làm trắng bún nhưng đắt tiền nên người sản xuất không chọn. Việc tẩy trắng bún, bánh canh bằng chất huỳnh quang là một hành động gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng, làm hư hại đường tiêu hóa, niêm mạc thành ruột có thể dẫn đến viêm loét ruột, dạ dày. Đặc biệt có thể làm tổn thương nhung mao khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ, tiêu hóa thức ăn và các chất dinh dưỡng.

Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh cũng cho biết, nếu ăn bún chứa chất huỳnh quang lâu dài sẽ gây suy gan, thận, cơ thể mệt mỏi và cả bệnh ung thư. Tùy theo lượng độc tố vào cơ thể mà có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính. Hơn nữa, đây là một chất dùng trong công nghiệp nên khó tránh khỏi trong đó có chứa các tạp chất gây hại cho sức khỏe. Hàn the khi vào cơ thể không đào thải hết mà tích tụ lại gây ngộ độc cấp tính với liều lượng thấp (khoảng 5g) và ngộ độc trường diễn làm cơ thể mệt mỏi, chán ăn, trẻ chậm phát triển, ảnh hưởng đến gan, thận…

Ông Thịnh cho hay chất Tinopal dễ dàng nhận biết vì bản thân chất Tinopal là màu phát huỳnh quang, để trong bóng tối có khả năng phát ánh sáng. Khi mua bún, người tiêu dùng nên dùng đèn cực tím như đèn soi tiền chiếu vào, nếu thấy bún phát sáng thì có nhiễm chất Tinopal. Với hàn the, người tiêu dùng có thể dùng que thử hoặc dùng bột nghệ cho vào, nếu thấy bún chuyển sang màu xám thì trong đó có chứa hàn the.

Theo tiết lộ của một chủ cơ sở sản xuất bún ở Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội), quy trình làm bún bắt đầu bằng việc lựa gạo, lựa nước. Bún muốn ngon thì gạo phải được ngâm ủ trong khoảng thời gian 48 – 72 giờ. Sau đó đem gạo đi xay sẽ được một hỗn hợp bột nước. Sau khi tách nước, hỗn hợp bột còn lại sẽ được cho vào máy ép, kéo sợi. Nước rửa sợi bún sau khi đã được nấu chín phải là loại nước uống được. Làm như thế, bún sẽ có độ dai, giòn tự nhiên và rất ngon.

Nhưng hiện nay, thường người ta chỉ ngâm gạo trong vòng vài tiếng để rút ngắn quy trình sản xuất. Sau đó đem xay, tách nước rồi cho bột năng, bột lọc vào để tạo ra sợi. Nhiều cơ sở thay vì dùng bột gạo hoàn toàn còn pha trộn thêm bột mì, bột lọc vì giá rẻ hơn gạo. Ngoài ra sẽ dùng hóa chất để tăng độ hấp dẫn của bún. Hiện giá bún nguyên chất xuất xưởng là 7.000đồng/kg, bún có pha chế thêm bột mì rẻ hơn 2.000 – 3.000 đồng/cân.

Bài đăng phổ biến

Blog DVTH Tân Nam Xương